Mô tả Gấu nước

Tên gọi

Chúng được mô tả lần đầu tiên bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze năm 1773. Tên Tardigrada được đặt ba năm sau đó bởi nhà sinh vật học người Ý Lazzaro Spallanzani.[6]

Johann August Ephraim Goeze ban đầu đặt tên cho Tardigrada là kleiner Wasserbär (nay là Bärtierchen), nghĩa là 'gấu nước nhỏ' trong tiếng Đức. Tên Tardigrada nghĩa là "bước chậm" được đặt bởi Lazzaro Spallanzani năm 1776.[7] Tên gọi Gấu nước bắt nguồn từ hình dạng mập mạp và rất giống một con gấu tí hon của chúng trên kính hiển vi. Con trưởng thành lớn đạt chiều dài 1,5 mm (0,059 in), con nhỏ nhất dưới 0,1 mm. Con mới nở có thể nhỏ hơn 0,05 mm.

Khoảng 1,150 loài gấu nước đã được mô tả.[8][9]

Hình dạng

Tên gọi Gấu nước bắt nguồn từ hình dạng mập mạp và rất giống một con gấu tí hon của chúng trên kính hiển vi. Thông thường gấu nước dài trung bình khoảng 0,5 mm (0,020 in).[2] Nó có bốn cặp chân, mỗi chân có từ bốn đến tám vuốt chân.[2] Chúng thường được tìm thấy trên rêu hay địa y và ăn tế bào thực vật, tảo hay các động vật không xương sống nhỏ. Khi được thu thập, nó có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi rất yếu, khiến nó rất dễ quan sát kể cả với học sinh và các nhà khoa học nghiệp dư.[10]

Môi trường sống

Thông thường

Milnesium tardigradum

Nơi dễ tìm thấy gấu nước nhất là rêu và địa y. Các môi trường khác cồn cát, bãi biển, đất, và trầm tích biển hoặc nước ngọt, nơi chúng được tìm thấy với mật độ cao (trên 25,000 cá thể/lít).[11]

Khắc nghiệt không tưởng

Gấu nước còn được gọi là một extremophile, những sinh vật có thể phát triển trong các môi trường khắc nghiệt có thể gây tổn thương cho sự sống khác.[3][12][13] Nó có thể chịu được từ nhiệt độ gần độ không tuyệt đối đến trên nhiệt độ sôi của nước, áp lực gấp sáu lần tại điểm sâu nhất của đáy biển, phóng xạ ion hóa gấp hàng trăm lần mức chết người và chân không trong không gian. Nó có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, cả khi cơ thể chỉ còn 3% nước hay ít hơn.[3][14][15][16]Do những khả năng không tưởng trên nên gấu nước được tìm thấy trên toàn thế giới, từ dãy Himalaya[17] (trên 6.000 m (20.000 ft)), tới đáy biển sâu (dưới 4.000 m (13.000 ft)), từ vùng cực tới xích đạo.

Sinh sản

Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột.[18] Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển.[18]

Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.[18]

Thức ăn

Hầu hết các loài gấu nước là phytophagous (ăn thực vật) hay bacteriophagous (ăn vi khuẩn), nhưng một vài loài ăn thịt (ví dụ Milnesium tardigradum).[19][20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gấu nước http://www.tardires.ch/ http://tardigradesinspace.blogspot.com/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/583460 http://mapress.com/zootaxa/2011/f/zt03148p012.pdf http://www.newscientist.com/article/mg16422095.100... http://www.sciencefriday.com/video/01/23/2009/beho... http://www.wired.com/wiredscience/2014/03/absurd-c... http://www.youtube.com/watch?v=7W194GQ6fHI http://www.youtube.com/watch?v=qF92Ye6wl4A http://waterbear.bioapps.biozentrum.uni-wuerzburg....